Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Ngừng ăn cá theo những cách sau để tránh ngộ độc

Cá là loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng và được khuyên dùng nhiều hơn các loại thịt đỏ. Tuy nhiên, ăn cá chỉ tốt khi chúng ta ăn đúng cách. Những cách ăn cá sau không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng mà thậm chí còn gây hại cho cơ thể.



Ăn  khi đói – sinh ra bệnh Gout
Rất nhiều người vì mục đích giảm béo, chỉ ăn thức ăn là cá mà không ăn cơm. 
Ăn cá khi bụng đói là một việc thường gặp ở nhiều người, nhưng ít ai biết rằng điều này có thể dẫn đến phát tác bệnh Gout.
 Nguyên nhân là do chất purine trong cá vào cơ thể lúc đang đói làm cho acid uric tăng lên, từ đó gây ra tổn thương mô. Tổn thương mô là một nguyên nhân lớn gây ra bệnh Gout.

Ăn gỏi cá sống- ung thư gan
Nhiều người đều cho rằng ăn cá càng tươi càng tốt và ăn cá sống là đảm bảo dinh dưỡng nhất. 
Nhưng trên thực tế đây lại là một nhận thức sai. Bất luật là cá nuôi hay cá tự nhiên, trong cơ thể cá đều có một chất độc hại nhất định.
Ngoài ra, ăn gỏi cá sống cũng không có lợi cho sức khỏe. Trong gỏi cá có nhiều ký sinh trùng gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị lây nhiễm ký sinh trùng, nặng thậm chí dẫn đến ung thư gan. 
Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên, nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đó.
Cũng giống như nhiều loài động vật khác, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ ở trong nội tạng động vật. 
Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.
 Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.
Do vậy, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không được ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ vì rất dễ mắc bệnh giun sán.

Ăn mật cá - ngộ độc
Mật cá là một vị thuốc Đông y, dùng nó chữa trị đau mật, mắt đỏ, viêm, tê họng, lở loét ác tính … nhưng phải qua điều chế thành dạng thuốc.
Nhiều người vẫn truyền miệng nhau rằng mật cá có tác dụng chữa bệnh như: Đau bụng, đau lưng, hen suyễn… 
Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã tử vong.
Mật của các loại cá (kể cả cá trắm đen và trắng) đều có chất độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc nguy hiểm.
Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, bể (vỡ) bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng (nhất là cá lớn); nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật (màu xanh lá cây đậm) trên bụng cá.

Những người tuyệt đối không nên ăn cá
Người bị ho
Những người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng… 
Bởi trong cá biển có chứa nhiều histamine. Khi lượng chất này được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histaminť. 
Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.
Tuy nhiên, trong thuốc ho chứa chất ức chế monoamine, sẽ kiểm soát quá trình gan và đường ruột tiết ra chất này nên người uống thuốc ho mà ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng và còn gây hại khác cho cơ thể.
Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine. 
Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc này để điều trị bệnh, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.

Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu
Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh. 
Vì vậy những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.
Bệnh nhân gout
Trong cá chứa purine, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. 
Do vậy, người đã mắc bệnh này nên ăn ít hoặc không ăn cá để tránh làm tình trạng bệnh bị ác hóa, nguy hại cho sức khỏe.


Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Lấy lại gót chân mềm mại vô cùng đơn giản và nhanh gọn



Việc chăm chút cho gót chân không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn giúp hạn chế việc tích tụ tế bào chết và các tình trạng như nứt gót chân, viêm gót chân. Bạn có thể làm theo phương pháp sau để gót chân mềm mại hơn.



Dùng đá bọt mịn chà vào vết chai sần giúp loại bỏ da chết cứng hiệu quả. Tốt nhất là trước khi dùng đá bọt chà chân, bạn nên ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút. Cách này giúp việc loại bỏ vết chai dễ dàng và không gây đau. Tuy nhiên, nhớ là dùng đá chà nhẹ nhàng.

Ngâm chân trong nước một thời gian. Lau khô và thoa dầu thầu dầu trên vết chai. Nhúng một miếng bông hoặc vải trong dầu thầu dầu và đặt lên chỗ vết chai, quấn lại để qua đêm. Sau khi gỡ bỏ miếng vải vào buổi sáng hôm sau, bạn cũng nên thoa dầu thầu dầu nhiều lần.

Giấm trắng chứa a xít giúp loại bỏ vết chai. Giấm trắng cũng giúp ngăn nhiễm trùng vì có đặc tính kháng khuẩn. Trộn 1 phần giấm trắng với 3 phần nước và áp lên vết chai. Bạn có thể dùng băng keo băng lại. Sáng hôm sau, dùng đá bọt làm sạch vết da chết.

Bột nở (baking soda) có đặc tính tẩy tế bào chết hiệu quả nên thường được dùng trong các sản phẩm chăm sóc da. Bột nở khiến vết chai mềm đi nên dễ loại bỏ. Ngâm chân trong một chậu nước ấm với 3 muỗng chứa bột nở. Sử dụng viên đá bọt để làm sạch khu vực này sau 30 phút.

Nước chanh loại bỏ hoặc làm mềm vết chai dễ dàng. Bạn chỉ cần hòa 1 muỗng bột nở, một chút nước chanh với ít nước để tạo ra bột nhão. Đắp hỗn hợp này lên vết chai và dùng vải băng lại. Để qua đêm và rửa sạch bằng nước ấm vào sáng hôm sau.

Tỏi cũng có tác dụng loại bỏ vết chai ở chân. Chỉ cần lấy 1 tép tỏi chà lên vùng chai. Một cách khác là nghiền các tép tỏi và hòa với muối, rồi đắp lên vùng chai chân. Vết chai sẽ bị xử lý nhanh.



Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Cẩn thận chứng ngưng thở khi ngủ


Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù vậy, đây là một triệu chứng nguy hiểm vì nó không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà đôi khi còn nghiêm trọng đến mức độ ảnh hưởng tính mạng.



Bác sĩ Joseph Ojile, Giám đốc y khoa của Viện Giấc ngủ Clayton (Mỹ) nói với SELF: "Đối với hầu hết mọi người, ngưng thở khi ngủ là do một số tắc nghẽn trong luồng không khí ở phần sau cổ họng, ngăn không khí xâm nhập vào phổi khi bệnh nhân ngủ” .

Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do amiđan lớn, xoang tắc nghẽn... Trong một số ít trường hợp, nó có thể là báo hiệu não không gửi thông điệp để thở. Thừa cân hoặc béo phì là một yếu tố nguy cơ, theo thạc sĩ Daniel Barone, chuyên gia về giấc ngủ ở Viện y học Weill Cornell.

Theo các chuyên gia của Hiệp hội giấc ngủ quốc gia Mỹ, chứng ngưng thở khi ngủ thường ảnh hưởng nam giới quá cân, nam giới trung niên, nhưng cũng phổ biến ở phụ nữ. 

Dưới đây là những triệu chứng hàng đầu của chứng ngưng thở khi ngủ mà bạn cần biết, theo Self.

Kiệt sức cả ngày dù ngủ nhiều


Khi ngừng thở suốt đêm, nó sẽ phá vỡ giấc ngủ của bệnh nhân. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ thường xuyên thức dậy suốt đêm khiến họ ngủ không sâu. Và điều đó khiến họ kiệt sức trong ngày.

Bác sĩ Ojile nói rằng nghẹt thở và thở hổn hển suốt đêm cũng có thể làm tăng các hoóc môn gây căng thẳng, làm tăng huyết áp và nhịp tim.

Thức dậy nhức đầu

Theo bác sĩ Ojile, nếu bị nhức đầu vào buổi sáng thì đó có thể là do ngưng thở khi ngủ. Bệnh này có thể gây ra sự thay đổi nồng độ oxy ở não dẫn đến đau đầu.

Giật mình thức dậy thở hổn hển hoặc nghẹt thở

Giật mình thức dậy thở hổn hển hoặc nghẹt thở cũng phổ biến ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ, và nó không thật sự nguy hiểm, nhưng bệnh nhân không nên xem nhẹ triệu chứng này.

Ngủ ngáy

Bệnh nhân có thể ngáy suốt đêm nhưng không bao giờ thức dậy một cách có ý thức, vì vậy cách duy nhất để nhận biết tình trạng ngủ ngáy là hỏi người ngủ cùng hoặc nhận biết qua dấu hiệu kiệt sức sau một đêm ngủ.

Ngáy là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ nhưng không phải những người ngủ ngáy đều bị ngưng thở khi ngủ. 

Huyết áp cao

Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các vấn đề về huyết áp và tim mạch. Hiệp hội Chăm sóc Hô hấp Mỹ ước tính có tới 50% những người bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng bị huyết áp cao.

Đường huyết cao

Chứng ngưng thở khi ngủ cũng có liên quan đến lượng đường huyết cao, khó kiểm soát mặc dù đã được điều trị. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mất ngủ là tác dụng phụ của chứng ngưng thở khi ngủ - có thể gây rối khả năng của cơ thể xử lý glucose (đường trong máu) và dẫn đến kháng insulin. Nếu không điều trị, lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2.

Cáu kỉnh

Khi quá mệt mỏi, rất có thể bạn cũng bực bội và buồn. Theo Mayo Clinic, nóng tính, dễ cáu kỉnh và thậm chí chán nản cũng có thể là dấu hiệu thiếu ngủ. Nếu thường xuyên cáu kỉnh, ngưng thở khi ngủ có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của thái độ xấu.



Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Bí quyết giữ cân nặng đạt chuẩn cho con từ Nhật Bản

Cân nặng là một trong nhiều chỉ số đo lường sức khỏe ở trẻ, nhưng nhiều bậc phụ huynh vì không muốn con thấp bé hơn bạn bè, nên luôn ép trẻ ăn uống. Chế độ ăn thiếu khoa học khiến trẻ nhanh béo phì

Kì nghỉ xuân lần này, chúng tôi quyết định sang Tokyo thăm gia đình người bạn và cũng để cho nhóc nhà tôi được gặp bạn Yurri lần đầu. Minh và Yurri sinh cùng ngày, chỉ chênh nhau có 4 tiếng nên tôi rất hồi hộp khi hai cậu bé gặp nhau, mặc dù vẫn biết sự phát triển của trẻ là hoàn toàn khác nhau.
Tôi chịu khó đọc sách dạy nấu ăn cho bé để con đủ chất, nhưng từ khi Minh được 12 tháng, bé bắt đầu chọn lựa những món ăn khoái khẩu và không ăn những thứ khác, ví dụ thích ăn cơm rang, hoa quả có thể ăn trừ bữa.
Tôi hay đi làm vào giờ con ăn bữa tối nên mọi thứ đều phó thác cho chồng. Sau một thời gian, bé thành quen, hay ăn các bữa lăt vặt, thậm chí bỏ luôn cơm
Vợ chồng tôi ở nhà cô bạn vài ngày, sau đó đi trượt tuyết ở Minakami. Nơi nổi tiếng là khu nghỉ dưỡng lí tưởng cho gia đình có trẻ nhỏ và người thích trượt tuyết.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về Yurri (17 tháng tuổi) là một cậu bé rất điềm đạm nhưng vô cùng "háu ăn". Việc đầu tiên khi cậu từ trường về nhà là xách ngay chiếc ghế ngồi sẵn sàng chờ mẹ mang đồ ăn tối. Bố cậu còn hay nói đùa thế này: "Yurri không biết mệt, Yurri chỉ biết đói".
Mà phải công nhận, Yurri ăn nhiều thật. Ngồi tự xúc ăn mà không rơi vãi chút nào ra ngoài khiến tôi ngạc nhiên vô cùng.
Tôi biết, có rất nhiều phương pháp hướng dẫn con ăn như BLW (ăn dặm kiểu Baby Led Weaning) để con tự cầm nắm và ăn nhưng tôi vẫn theo phương pháp truyền thống là xúc cho con ăn rồi tự nhủ: "Đến năm Minh hai tuổi sẽ để bé tự ăn".
Với mức độ ăn của Yurri, cậu có thể ăn ngang với suất của một người lớn. Và nếu bố mẹ cứ tiếp tục hỗ trợ, Yurri sẽ ăn không ngưng miệng.
Trong trí tưởng tượng của bạn sẽ là một cậu bé múp míp nhưng ngược lại, Yurri chỉ ngang chừng các bé cùng tuổi. So với trẻ em Việt nam có khi còn bé hơn, nhưng mẹ Yurri không cho bé ăn nhiều và giữ cân bằng dinh dưỡng.
Vì biết tính con háu ăn, nên mẹ Yurri ưu tiên những món ăn được liệt kê là thứ trẻ con không thích như salad và các loại rau xanh ra trước, sau đó mới cho bé ăn cơm cùng củ quả hầm hay cà-ri nấu kiểu Nhật.

Điều đặc biệt là trong các món hầm cũng có rất nhiều nấm hay hành tây, hành lá, rồi sau đó cho bé ăn một bát hoa quả. Tuyệt đối không lạm dụng thực phẩm chứa dầu mỡ, khoai tây chiên hay đồ ăn nhanh. Cho con ăn đúng giờ nên bé đủ bữa và không ăn vặt hàng ngày.

Khi ở khách sạn, tôi thường dùng buffet cho bữa sáng và tối nên hay để ý các trẻ khác. Hầu hết các trẻ tầm 5-6 tuổi trở lên đều tự đi lấy thức ăn cho mình. Các cháu lấy rau xanh hay salad vào đĩa của mình rất độc lập và tự giác như thể đó là thói quen không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày.

Tôi ngẫm thấy, nhiều trẻ ở Việt Nam, một là rất lười ăn khiến bố mẹ lo lắng con còi, hai là mập quá ký và nghiện các đồ ăn nhanh khiến khi bé lớn hơn, bố mẹ lại tìm cách phanh tốc độ ăn của con lại.

Cô bạn tôi bật mí bí quyết nhỏ giúp bé ăn cân bằng hơn là để những món bé không thích ra đầu tiên, sau đó mới đến những món bé thích. Một thời gian sau, bé quen dần và sẽ bớt chê những thứ bé không thích nữa.

Thậm chí những món khoái khẩu, bạn cũng không phải nấu thường xuyên cho bé và nấu đi nấu lại nhiều lần trong tuần làm lệch lạc về dinh dưỡng cũng như mất sự đặc biệt của món ăn.
Tỷ lệ béo phì của trẻ em Việt những năm gần đây ngày càng tăng cao. Béo phì từ bé thì tỷ lệ này ở tuổi trưởng thành cũng cao hơn và kéo theo một số bệnh tật liên quan.

Sự cân bằng dinh dưỡng và đa dạng các món ăn, hạn chế đồ ăn nhanh cho bé từ nhỏ là cách giảm thiểu tối đa cho sự kén ăn hay bệnh béo phì của trẻ.


Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Những công dụng ít người biết về rau cải bó xôi

Ngoài việc hỗ trợ nhuận tràng, có lợi cho đường tiêu hóa, cải bó xôi ( rau chân vịt) còn cung cấp dưỡng chất giúp da bạn trẻ đẹp.

Giá trị dinh dưỡng của cải bó xôi là rất rất cao, trong đó chứa rất nhiều chất caroten, đồng thời cũng là nguồn gốc sản sinh ra các nguyên tố sắt, kali, magie.
Cải bó xôi rất giàu hàm lượng sắt, protein, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K, là loại thực phẩm được tôn sùng nhất trong những sản phẩm giúp bạn giữ gìn sắc đẹp.
Thường xuyên ăn cải bó xôi sẽ làm cho làn da của bạn trắng trẻo, sắc mặt hồng hào, khí huyết tràn đầy.
Đông y cho rằng cải bó xôi có vị ngọt mát, có tác dụng bổ máu, cầm máu... vì thế mà có tác dụng chữa táo bón, làm cho sắc mặt hồng hào.
Cải bó xôi còn chứa hàm lượng men, vì vậy ăn cải bó xôi sẽ giúp bạn kích thích việc tiêu hoá của dạ dày, đường ruột vì vậy mà có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, nhuận tràng, có lợi cho đại tiện, tránh được việc khi đại tiện hấp thụ chất độc đi vào máu làm ảnh hưởng đến sắc mặt.


Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Cha mẹ không nên lạm dụng 5 cách sau để hạ sốt cho trẻ

Chườm miếng dán hạ sốt, uống thuốc,.. là những cách mà ba mẹ thường dùng để hạ sốt cho con. Lời khuyên của bác sĩ là nếu trẻ sốt dưới 38 độ, có thể giúp trẻ hạ sốt bằng những cách khác.


Uống thuốc hạ sốt quá sớm
BS Dũng lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.
Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như ngày trước
Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.
Lạm dụng thuốc động kinh
PGS Dũng cho biết, trước đây, người ta lo ngại sốt co giật có thể gây hại não của trẻ. Tuy nhiên, qua theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ.
"Ngay cả việc uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ", PGS Dũng nhấn mạnh.
Lời khuyên là:khi trẻ đang co giật không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.
Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.
Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt
Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.
 “Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không. Nếu dương tính, dùng ibuprofel sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm", PGS Dũng lưu ý.
Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.
Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Khi cho trẻ uống hạ sốt, cần tránh bọc kín quá, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa.
Tự chia liều nhét hậu môn
Loại thuốc nhét hậu môn có liều lượng tương đương thuốc uống, dùng cho những bé không uống được hoặc hay nôn.
Paracetamol hấp thu nhiều qua trực tràng. Do đó phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng.
Lưu ý liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.
Hiện các viên đặt có liều lượng phổ biến là 80mg, 150mg, 300mg. Tuỳ vào trọng lượng cơ thể của trẻ, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp do khả năng bị ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn đường uống nhiều.
Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt
Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt thì cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt...
Những phương pháp này có thể giúp trẻ hạ sốt 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau trẻ sẽ sốt lại. Bôi dầu hay dùng miếng dán còn làm hại da trẻ.
Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi do làm tăng khả năng sử dụng oxy lên.
Thay vào đó khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.
Lưu ý: Đối với những trường hợp trẻ uống hạ sốt mà không đỡ, có thể trẻ mắc bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám.