Việc chăm chút cho gót chân không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn giúp hạn chế việc tích tụ tế bào chết và các tình trạng như nứt gót chân, viêm gót chân. Bạn có thể làm theo phương pháp sau để gót chân mềm mại hơn.
Dùng đá bọt mịn chà vào vết chai sần giúp loại bỏ da chết cứng hiệu quả. Tốt nhất là trước khi dùng đá bọt chà chân, bạn nên ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút. Cách này giúp việc loại bỏ vết chai dễ dàng và không gây đau. Tuy nhiên, nhớ là dùng đá chà nhẹ nhàng.
Ngâm chân trong nước một thời gian. Lau khô và thoa dầu thầu dầu trên vết chai. Nhúng một miếng bông hoặc vải trong dầu thầu dầu và đặt lên chỗ vết chai, quấn lại để qua đêm. Sau khi gỡ bỏ miếng vải vào buổi sáng hôm sau, bạn cũng nên thoa dầu thầu dầu nhiều lần.
Giấm trắng chứa a xít giúp loại bỏ vết chai. Giấm trắng cũng giúp ngăn nhiễm trùng vì có đặc tính kháng khuẩn. Trộn 1 phần giấm trắng với 3 phần nước và áp lên vết chai. Bạn có thể dùng băng keo băng lại. Sáng hôm sau, dùng đá bọt làm sạch vết da chết.
Bột nở (baking soda) có đặc tính tẩy tế bào chết hiệu quả nên thường được dùng trong các sản phẩm chăm sóc da. Bột nở khiến vết chai mềm đi nên dễ loại bỏ. Ngâm chân trong một chậu nước ấm với 3 muỗng chứa bột nở. Sử dụng viên đá bọt để làm sạch khu vực này sau 30 phút.
Nước chanh loại bỏ hoặc làm mềm vết chai dễ dàng. Bạn chỉ cần hòa 1 muỗng bột nở, một chút nước chanh với ít nước để tạo ra bột nhão. Đắp hỗn hợp này lên vết chai và dùng vải băng lại. Để qua đêm và rửa sạch bằng nước ấm vào sáng hôm sau.
Tỏi cũng có tác dụng loại bỏ vết chai ở chân. Chỉ cần lấy 1 tép tỏi chà lên vùng chai. Một cách khác là nghiền các tép tỏi và hòa với muối, rồi đắp lên vùng chai chân. Vết chai sẽ bị xử lý nhanh.
EmoticonEmoticon