Phòng tránh điện giật cho trẻ
– Thường xuyên kiểm tra, thay dây điện, thiết bị điện khi thấy dây bị rạn nứt, đứt hoặc dây điện sử dụng lâu ngày.
– Không để trẻ nghịch dây điện, các thiết bị điện.
– Nên sử dụng cầu dao chống giật hoặc các loại thiết bị kiểm soát rò rỉ điện. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thiết bị hỗ trợ kiểm soát rò rỉ điện. Phổ biến nhất nhất là CB chống giật (ELCB) – một loại thiết bị có chức năng ngắt mạch điện tự động khi người chạm điện trực tiếp hoặc có hiện tượng dòng rò lớn hơn ngưỡng cho phép.
– Hạn chế dùng ổ cắm rời. Chỉ nên dùng ổ cắm có thiết kế an toàn hoặc sử dụng dụng cụ bịt lỗ cắm hay dán băng keo thật chặt những ổ cắm không sử dụng để tránh trẻ tò mò nghịch lỗ cắm.
– Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên. Cha mẹ nên dạy con tránh xa các nguồn điện. Dạy cho trẻ biết được cơ chế bị điện giật, hậu quả cũng như những cách giúp đỡ, sơ cứu người bị điện giật. Ví dụ không cắm các thiệt bị điện khi tay bị ướt hoặc gần nguồn nước.
Sơ cứu khi trẻ bị điện giật
Khi thấy trẻ bị điện giật, phải nhanh chóng tách ngay trẻ ra khỏi nguồn điện, bằng cách ngắt cầu dao điện hoặc lấy dây điện/thiết bị điện gây giật ra khỏi người trẻ bằng các vật khô, không phải là kim loại. Tuyệt đối không được sử dụng tay trần mà phải mang găng tay cao su hoặc quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra.
Nếu trẻ còn tỉnh, cần an ủi để trẻ yên tâm và kiểm tra ngay vết thương; trường hợp trẻ bị bỏng thì sơ cấp cứu như khi bị bỏng thông thường. Nếu trẻ bị bất tỉnh, cần phải phải tiến hành ngay kỹ thuật cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt như các trường hợp cấp cứu nạn nhân bị bất tỉnh do ngừng thở, ngừng tim bằng cách:
– Đặt trẻ nằm ngửa ở nơi thoáng mát. Không bế trẻ lên một cách đột ngột tránh gây thêm tổn thương cột sống cổ do bị giật ngã hoặc co cơ.
– Nới rộng quần áo, một tay bịt mũi, tay kia kéo hàm trẻ xuống dưới để miệng hở ra, thổi mạnh cho lồng ngực phồng lên. Ép tim bằng cách dùng bàn tay đối với trẻ trên 8 tuổi, dùng ngón tay cái đối với trẻ nhỏ, ấn mạnh vào phần ngực phía dưới vú trái. Kết hợp 2 lần thổi ngạt liên tục với ép tim 20-30lần/phút đến khi trẻ thở và có nhịp tim trở lại bình thường.
– Cố định cột sống cổ hoặc xương gãy rồi nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
EmoticonEmoticon