Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Dấu hiệu bệnh nghiêm trọng khi con đau bụng dưới


Có nhiều trường hợp đau bụng dưới, bên trái ở trẻ mà mẹ chủ quan không để ý có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng và cấp tính.
Đau bụng dưới, bên trái thường rất phổ biến ở trẻ nhỏ và trong nhiều trường hợp dấu hiệu đau bụng này là vô hại. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp đau bụng dưới, bên trái ở trẻ có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng và cấp tính vì nó có thể xảy ra bất ngờ hoặc có thể là mãn tính nghĩa là có thể kéo dài trong một thời gian dài như:

Kết quả hình ảnh cho phong benh cho con ngay nong:

Viêm dạ dày hoặc viêm ruột
Là nguyên nhân có thể gây đau vùng bụng phía dưới, bên trái ở trẻ. Đây là trường hợp do sự xâm nhập của virus vào trong đường ruột và gây ra bệnh. Một số những triệu trứng kèm theo của căn bệnh cấp tính này mà các mẹ có thể thông qua đó để nhận biết là trẻ có thể bị sốt, tiêu chảy và ói mửa trong trường hợp nặng.

Táo bón
Nếu trẻ đang gặp phải tình trạng táo bón trong quá trình tiêu hóa, có thể trẻ sẽ dẫn đến bị đau ở vùng bên trái của bụng. Trong trường hợp này, trẻ có thể sẽ đi tiểu bất thường kèm theo một vài triệu chứng khác như nôn mửa và tiêu chảy.

Do va đập, chấn thương


Tính chất ưa hoạt động và vui tươi của trẻ đôi khi sẽ khiến trẻ gặp phải một vài chấn thương nơi vùng bụng, đây có thể cũng chính là lí do khiến trẻ bị đau vùng bụng bên trái. Nếu trong trường hợp trẻ bị thương bởi cú va đập mạnh, hoặc bị đánh trúng vùng bụng có thể gây nên cơn đau dạ dày, hoặc nặng hơn nó sẽ biến thành cơn đau cấp tính khiến trẻ không chịu đựng nổi.

Xoắn buồng trứng

Ở những bé gái tình trạng xoắn buồng trứng có thể dẫn tới bị đau ở phía bên trái của bụng. Đây tình trạng bệnh phát sinh khi máu chỉ đi vào buồng trứng nhưng không thể đi ra khỏi nó.

Kết quả hình ảnh cho phong benh cho con ngay nong:

Xoắn tinh hoàn
Ở trẻ trong nhóm tuổi vì thành niên khi bị đau vùng bụng dưới phía bên trái có thể là biểu hiện của tình trạng bị xoắn tinh hoàn. Khi tinh hoàn bị xoắn sẽ làm giảm việc cung cấp máu cho tinh hoàn dẫn đến đau và sưng tinh hoàn sau đó.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Trẻ em đặc biệt là các bé gái cũng rất dễ bị tổn thương gây đau bụng vì nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ thường chẩn đoán nếu có các triệu chứng như đau bụng kèm sốt và đau buốt khi đi tiểu.

Khi một đứa trẻ bị đau bụng vùng bụng, mẹ tuyệt đối không nên bắt buộc trẻ phải ăn bất cứ thứ gì. Nếu để duy trì thể trạng cho con thì mẹ nên cho con ăn một chế độ ăn uống dưới dạng chất lỏng có thể bao gồm nước, nước trái cây, nước cháo… Nếu cơn đau kéo dài, hãy nhanh chóng mang con tới bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.


EmoticonEmoticon